Ngọc trai biển Akoya mới về

Posted in New Collection - Bộ sưu tập mới, News - Tin tức with tags , , , , , , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 17, 2009 by azamijewelry

Đầu tuần này Azami vừa cho ra mắt bộ sưu tập ngọc trai bao gồm những chuỗi ngọc trai của vùng biển Akoya, Nhật Bản.

Pearl 1

Những chuỗi ngọc trai biển Akoya từ 7ly5 đến 8ly5 với màu sắc tuyệt đẹp đặc trưng cho trai của vùng biển AKOya chắc chắn sẽ làm hài lòng những người yêu thích ngọc trai đặc biệt là loaij trai trắng ánh hồng này.

Pearl 2

Các chuỗi trai mới có mức giá dao động từ 1525$ đến 3450$ xin mời các bạn cùng đến và chiêm ngưỡng !!!

Pearl 3

Xử lý đá quý

Posted in Quality of Gemstone - Giá trị của đá quý with tags , , , , , , , , on Tháng Tám 18, 2009 by azamijewelry

Những viên đá đẹp, ít khiếm khuyết thì không cần qua xử lý. Những viên ruby, sapphire, ngọc bích được trau chuốt từ pha lê, không cần nung hay hàn những vết nứt đã có vẻ đẹp ngay từ ban đầu. Chúng rất có giá trị và hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên, mỗi viên có một vẻ đẹp riêng. Người ta có thể bỏ qua một vài khiếm khuyết miễn sao chúng không gây ảnh hưởng gì lớn tới nét đẹp của viên đá. Khi sai sót được cho phép ở một giới hạn nhất định, ngoại trừ việc sai sót đó dẫn đến làm vỡ, người tiêu dùng thường yêu thích vẻ đẹp tự nhiên không qua xứ lý của viên đá, giống như một món quà quý giá thiên nhiên mang lại.

Treatment Gem 1
Tuy vậy, khi xét ở góc độ khác, nét đẹp của đá quý do quá trình xứ lý tạo ra không có gì đáng phủ nhận. Khi đá quý trở nên phổ biến trên thị trường, người tiêu dùng có cơ hội mua nhiều hơn. Giá giảm đi và chúng ta được lợi khi quy mô thị trường tăng lên. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng và công khai hoàn toàn giữa hai loại đá đã qua và không qua xử lý nhằm tuân theo các qquy luật trong ngành công nghiệp đá quý. Chất liệu khác nhau sẽ làm cho viên đá có giá trị khác nhau.

Treatment Gem 2
Các nhà kinh doanh đá quý ở Srilanca và Thái Lan đều nhận thức được rằng những chất liệu thô với xuất xứ khác nhau sẽ phản ứng ra sao khi qua xử lý. Họ biết rõ loại đá ruby nào cần nung ở nhiệt độ 800 – 1330 độ để làm mất đi màu hơi xanh và khiến cho màu đỏ trở nên nổi bật hơn; loại nào cần phải nung kỹ hơn và loại nào có thể dễ bị nứt khi chế biến. Nhiệt độ trong quá trình nung tăng lên có nguy cơ làm ảnh hưởng đến độ bền của viên đá.

Treatment Gem 3
Quá trình chế biến đã tạo ra một số lượng lớn những viên đá tuyệt đẹp. Tuy vậy chúng ta nên biết rằng chỉ với một viên đá thô không qua xử lý thì sẽ có 100 hay thậm chí 1000 viên rubi được sản xuất y hệt nhưng chúng có sự khác biệt về giá trị lớn. Cần lưu ý nhiều hơn với những loại đá nhiễm dầu vì khi những viên đá có giá trị khác nhau tuy kiểu dáng có thể cải thiện hay thay đổi theo thời gian nhưng chất liệu bên trong lại giảm giá trị dần. Do đó người ta đã sứ dụng các chất liệu nhân tạo để sản xuất đá quý nhưng thực chất không có giá trị như những loại đá có xuất xứ tự nhiên. Ví dụ đá hoàng ngọc toả ra màu xanh nước biển hay đá sapphire có khả năng khuyếch tán ánh sáng. Đây là những màu sắc hình thành sau khi người ta phủ màu lên bề mặt của những viên sapphire không màu. Những điều trên giải thích tại sao quá trình xử lý cần phải công khai rõ ràng và chi tiết trong phương pháp. Điều này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn tuỳ theo sự hiểu biết của họ về các loại đá quý.

Treatment Gem 4

Quốc gia xuất xứ của đá quý

Posted in Quality of Gemstone - Giá trị của đá quý with tags , , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 18, 2009 by azamijewelry

Với những viên sapphire đắt tiền,thật khó để nhận biết giá trị của chúng mà không biết xuất xứ.Giá trị của các loại đá từ Kashmir,Srilanca và Úc rất khác nhau bởi mỗi vùng có những đặc điểm và truyền thống riêng biệt, cũng như sự khác nhau đáng kể trong quá trình khai thác. Môi trường khác nhau hình thành nên những viên phalê có thành phần khác nhau và độ sáng sẽ quyết định vẻ đẹp thực sự của nó. Đối với những loại đá sapphire, ruby, ngọc bích, xuất xứ chính là yếu tố quan trọng quyết định giá trị của viên đá. Vì thế các nhà kinh doanh đá quý thường nghiên cứu để khẳng định chắc chắn nguồn gốc của viên đá nhằm nânh cao sự tin cậy trong quá trình sản xuất đồng thời đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm hoàn hảo.
Ruby 1
Những công ty bán sản phẩm đá thô chưa chế biến cần phải nắm rõ nguồn gốc trước đây và hiện tại của viên đá cũng như nó được khai thác ở mạch nào, mỏ nào bởi lẽ sản lượng khai thác sẽ góp phần chi phối giá trên thị trường. Năm 1993, thị trường đá quý có sự biến động khi nguồn cung cấp đá ruby đột nhiên thay đổi, chuyển từ Thái Lan sang MongHsu, Mianma. Các nhà kinh doanh ở Băng Cốc lo rằng không biết người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào khi chất liệu của viên đá lại đến từ một khu vực hoàn toàn mới. Cho đến nay thì hầu hết các nhà kinh doanh đã thay đổi ý kiến của họ về loại đá rubi MonHsu dù vẫn còn một số ít vẫn trung thành với loại đá của Thái Lan. Cả hai loại đá này đều như nhau nhưng khó mà nhầm lẫn bởi chúng có màu sắc khác nhau.

Emerald
Như đã thấy, với những mặt hàng có giá cao khi xuất hiện trên thị trường, giấy chứng nhận xuất xứ sẽ làm gia tăng độ tin cậy của người tiêu dùng đối với loaị hàng đó. Một trong những thách thức đặt ra đối với ngành kinh doanh đá quý trên thế giới là phất triển lĩnh vực nghiên cứu để nâng cao khả năng nhận biết xuất xứ của đá. Hầu hết các viên đá được minh hoạ ở đây đều là những loại có chất lượng cao, có kiểu dáng khác nhau tuỳ theo xuất xứ.

Sapphire

Các loại đá quý

Posted in Quality of Gemstone - Giá trị của đá quý with tags , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 17, 2009 by azamijewelry

Tại sao giá  của đá ruby, đá spinel đỏ và rhodolite lại khác nhau?Câu trả lời là bởi chúng là những loại đá quý khác nhau.
Mỗi loại đá quý có một vẻ đẹp riêng,một màu sắc đặc trưng,một độ màu riêng biệt.Ví dụ,về màu sắc,viên rhodolite đỏ tía có thể nhuộm thành hơi xanh,nhưng phương pháp này không tốt với đá ruby.Cũng có những đặc điểm khoáng vật học như độ cứng, độ bền có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chế biến,do đó góp phần hình thành nên đặc điểm riêng của viên đá.Như đá berin,màu ngọc bích bị coi là mỏng manh và dễ sứt mẻ trong khi màu xanh biển lại có độ bền cao hơn.Chúng ta không thể biết được giá trị viên đá nếu không biết nó thuộc loại nào.
Các loại đá quý khác nhau có số lượng khai thác khác nhau.Kim cương,ruby,sapphire chí có số lượng khai thác giới hạn.Có khoảng 120 triệu viên kim cương,tương đương 24 tấn được khai thác hàng năm, một nửa số đó được sản xuất làm đồ trang sức.Tuy nhiên, khi trừ đi những khu vực đã khai thác rồi,chỉ còn lại khoảng 4 tấn sản phẩm được chế biến mỗi năm.Khối lượng kim cương trên toàn thế giới còn thấp hơn trọng lượng một chiếc xe tải.
Khi nhu cầu về đá quý cao,ngay cả những viên đá thô có chất lượng thấp cũng được sử dụng nhưng khi có thặng dư về cung thì chúng sẽ được xâu thành chuỗi để bán.Ngoài ra,các nguyên liệu sản xuất kim cương luôn thay đổi tuỳ thuộc vào việc chúng có được xử lý hay không.Quá trình tạo ra một viên đá quý đòi hỏi sự tương tác phức tạp giữa quyền sở hữu,nhu cầu, công nghệ tuỳ theo từng loại nguyên liệu thô khác nhau.
Nguồn cung cấp những viên đá spinel đỏ rất đẹp chỉ có giới hạn và từ khi quá trình nhiệt luyện không làm gia tăng số lượng loại đá này thì hầu như nó nằm trong tay các nhà sưu tập đá quý. Đá rhodolite ở phía bên phải có màu đỏ tía rất đẹp,không qua chế biến, nhưng từ khi được khai thác với số lượng lớn,giá của nó trở nên rẻ hơn ruby và spinel.Vì vậy,những viên đá có nét đẹp giống nhau thì giá trị của chúng được xác định trên cơ sở uy tín cũng như sản lượng khai thác của từng loại.
Hiện nay có khoảng 50 loại đá có tên gọi khác nhau.Chúng đều là những viên đá quý,mỗi loại có lịch sử riêng và dần được công nhận theo thời gian.
Độ cứng là tiêu chuẩn quan trọng khi đánh giá một loại đá quý. Thạch anh, một loại đá phổ biến trong tự nhiên có độ cứng là 7 được xem là chuẩn.Khả năng dễ bị xước của các viên đá sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào độ cứng lớn hơn hay nhỏ hơn 7.Với những thứ trưng bày trong một chiếc hộp kính thì độ cứng của nó không có gì phải băn khoăn,tuy nhiên từ lúc người ta sử dụng đá quý làm vật trang sức thì độ cứng lại rất được coi trọng.
Từ lý luận trên,nhà khoáng vật học người Đức tên là Karl Emil Kluge đã đưa ra một cách phân loại đá quý vào năm 1860. Ông phân chia đá quý thành 5 nhóm căn cứ vào loại khoáng sản, độ cứng, đặc điểm quang học,sự khan hiếm và cấp bậc.Theo ông,cấp bậc đầu tiên bao gồm những loại đá có độ cứng từ 8 đến 10. Đá ngọc bích được xếp vào cấp 2 vì nó thuộc loại đá beryl. Đá spinel xếp vào cấp 1 còn zircon thuộc cấp 2 cho thấy Kluge rất coi trọng độ cứng và trong suốt của đá quý.
Khi biên soạn danh sách phân loại những loại đá quý hiện đại ở bên phải,tôi tách riêng các loại đá quý xuất hiện trong cuốn sách này với những loại đá tôi có trước kia theo: Chất lượng,giá trị,khối lượng 1 thành 5 cấp.Mỗi loại được đánh giá dựa trên 3 khía cạnh: Nét đẹp truyền thống, độ cứng và độ bền(giả định chất lượng và kích cỡ là lý tưởng).Kluge đã giải quyết một số mâu thuẫn trong hệ thống cấp bậc của ông bằng cách sử dụng việc phân loại dựa trên những loại đá quý khác nhau như Emerald, Aquamarine thay vì các khoảng sản như beryl.
Đá peridot và tanzanith là loại có độ cứng thấp nhưng vẻ đẹp của chúng hoàn toàn làm hài lòng người sử dụng.Loại đá này gắn lên nhẫn sẽ đẹp hơn gắn vào dây chuyền hay ghim vào áo và có thể lưu giữ hàng chục năm.

Theo cách phân loại đá quý hiện đại thì

Gem Rank

Đá quý ở hàng đầu tiên

Kim cương (10) Ruby (9) Sapphire (9)Emerald (7.5 đến 8)

Đá quý ở hàng thứ hai

Kim cương xanh(10)
Kim cương hồng(10)
Kim cương vàng(10)
Ruby sao (9)
Sapphire (9) Alexandrite (8 ½)
Ngọc mắt mèo chrysoberyl(8 ½)
Jadetite ( 6 ½ tới 7)
Opal đen ( 5 tới 6 ½)

Đá qúy ở hàng thứ ba

Sapphire màu khác thường (9)
Spinel đỏ (8)
Topaz hoàng đế (8)
Topaz hồng (8)
Aquamarine (7 ½ tới 8)
Rhodolite (7 tới 7 ½)
Amethyst(7)
Tsavorite(7)
Peridot (6 ½ tới 7)
Opal nhạt màu(5 tới 6 ½)
Opal Mexican ( 5 tới 6 ½)

Đá quý hàng thứ tư

Tourmaline xanh lục(7-7 1/2)
Paraiba Tourmaline (7-7 1/2)
Citrine(7)
Tanzanite(6-7)
Khối Opal(5~6 1/2)
San hô hồng(3 1/2)

Đá quý hàng thứ năm

Iolite(7 tới 7 1/2)
Tourmaline nhị sắc (7 tới 7 ½)
Zircon xanh (6 tới 7 ½)
Moon stone ( đá mặt trăng) (6 tới 6 ½)
Lapis Lazuli(5 tới 6)
Turquoise(5 tới 6)
Hổ phách ( 2 tới 2 ½)

Kim cương giác cắt nữ hoàng (Princess)

Posted in Diamond - Kim cương with tags , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 12, 2009 by azamijewelry

Tận dụng ưu điểm về chiều sâu để mang lại vẻ rực rỡ mà các tinh thể nhỏ bị mất. Đây là cách thức cắt thành công nhất cuối thế kỷ 20.
Cách cắt “nữ hoàng” là một kiểu cắt khá mới xuất hiện trên thị trường vào cuối những năm 1970. Trong nhiều năm, quyết định về vấn đề hình dáng và góc cạnh cho viên đá quý đã dựa trên vẻ đẹp tối đa trong khi phải bỏ đi ít nguyên liệu nhất. Là một sự kết hợp của vẻ đẹp và việc sử dụng nguyên liệu hiệu quả, thể hiện ngay ở tên gọi của nó, cách cắt nữ hoàng đã trở thành phương pháp cắt thành công nhất vào thời kỳ cuối thế kỷ 20. Các mặt được sắp xếp theo một phong cách tươi sáng, cho phép nó thể hiện được sự rực rỡ và sắc sảo của viên đá. Bí mật của cách cắt này nằm trong hình dáng vuông vức của nó, và các chi tiết chạm khắc phức tạp mở rộng ra 4 góc khiến nó lấp lánh một cách đẹp đẽ.
Đánh giá chiếc nhẫn được gắn 9 viên kim cương cắt như được thấy trong bức hình bên dưới. Những viên kim cương được đặt mà không có bất cứ khoảng cách nào giữa chúng, như những hàng cửa sổ vuông trên 1 tòa nhà hiện đại tỏa sáng trong nắng. Khi nhiều mặt tròn rực rỡ được đặt cạnh nhau trên cùng một bề mặt, sẽ luôn luôn có vài khoảng cách giữa chúng. Cách cắt kim cương đưa ra giải pháp cho vấn đề về thiết kế này.
Những lát cắt “nữ hoàng” là những lát cắt sâu, cho phép chúng đạt được vẻ rực rỡ đẹp và mạnh mẽ. Tận dụng ưu điểm của độ dày này sẽ mang lại sản phẩm rực rỡ, mà không làm mất nhiều trọng lượng trong suốt quá trình chế tác.
Trong khi 1 viên tinh thể thô 1.5 carat có thể được cắt thành 1 viên kim 1 carat theo cách cắt nữ hoàng, thì chế tác 1 viên có kích thước tương tự theo cách cắt tròn rực rỡ chỉ đạt mức 0.7 carat. Những góc cạnh mà viên đá có thể có với hạn chế tối đa việc mất trọng lượng là 1 đặc tính quan trọng của cách cắt nữ hoàng.
Những lát cắt nữ hoàng làm cho màu sắc xuất hiện đậm hơn, và những viên màu vàng trở nên có màu mạnh hơn so với khi nó được cắt theo cách cắt emerald. Do đó, cách cắt này thường được sử dụng cho kim cương vàng. Sự rực rỡ mạnh mẽ này cũng che đi những khuyết điềm, làm cho nó trở thành 1 thành phần cao cấp để sử dụng trong trang sức.
Một điều cần lưu ý với cách cắt nữ hoàng là những gờ cạnh có thể bị long và rời ra. Do những góc cắt khá mềm, nên những khu vực xung quanh nó có thể dễ dàng vô tình rời ra trong quá trình đặt viên đá.

Nhẫn vàng, platinum
Kim cương giác cắt nữ hoàng 9 viên ( Chưa xử lý )
Kim cương tấm 18 viên

Tên khoáng vật : Diamond
Độ cứng Mohs  :10
Chiết suất :2.417
Tỉ trọng :3.52

Trọng lượng : 2.10 ct
Kích cỡ (mm): L7.4 x W6.6 x D5.19
Chất lượng đá quý ( Chưa xử lý )


Kim cương giác cắt trái lê – Pear ( Chưa xử lý )

Posted in Diamond - Kim cương with tags , , , , , , , , , on Tháng Tám 12, 2009 by azamijewelry

Hình dạng này thường được thấy ở những viên kim cương lớn, và sự các tia sáng đầy màu sắc như cầu vồng phản chiếu được nhìn thấy thậm chí từ rất xa.
Hình trái lê (đôi khi gọi là hình giọt lệ) rất dễ thấy ở những viên kim cương có kích thước lớn đã được mài dũa hiện nay. Hình dạng này trông có vẻ to hơn hình tròn, mặc dù cùng trọng lượng, và mài những viên kim cương lớn theo cách này thì rất hiệu quả. Hình trái lê lớn thường được đặt chính giữa trên chuỗi hạt đeo cổ và mũ miện. Một viên kim cương hình trái lê đặt trên vương miện sẽ lấp lánh rực rỡ với sự phản chiếu màu sắc như màu cầu vồng mỗi khi người đội nó di chuyển, và có thể dễ dàng nhận thấy từ khoảng cách 30 feet hoặc hơn. Bản thân kim cương đã sở hữu một vẻ đẹp đáng kể, nhưng cũng không nghi ngờ gì về vẻ đẹp không khiếm khuyết của kim cương hình trái lê khi chúng ta ngắm nhìn chúng.
Khoảng 80% kim cương lớn được nhìn thấy ở các cuộc đấu giá của Christie’s và Sotheby’s là có hình thù khác lạ, như là dạng chữ nhật của Emerald và hình bàn bi-a cũ. Trong số đó, tuy nhiên có rất nhiều viên hình trái lê được chào bán với kích thước từ 10 cara đến 30 cara. Những cuộc bán đấu giá như thế này, có một bản báo cáo phân loại cho mỗi viên kim cương. Mặc dù các bản báo cáo chỉ dùng để tham khảo theo giá cả thị trường, nhưng cũng có nhiều sự khác nhau khá lớn giữa những viên đá cùng màu sắc và cùng độ trong suốt.
Khi mua hàng trong cuộc bán đấu giá này, điều quan trọng là phải có sự đánh giá của các nhà chuyên môn và tự mình kiểm tra hàng trước khi mua.
Cũng như những hình dạng khác của kim cương, chất lượng của kim cương hình trái lê nằm trong độ trong suốt cao, sự hài hòa giữa độ sáng và sự khúc xạ ánh sáng đa sắc, chất lượng của vể bề ngoài và sự lấp lánh khi di chuyển. Trong thực tế, người buôn bán kim cương sẽ nhận định vẻ đẹp của viên kim cương bằng cách so sánh với một bản kê viết tay của chính họ hoặc là một viên đá mẫu. Từ vẻ bề ngoài có thể thay đổi tùy thuộc vào ánh sáng, luôn luôn kiểm ra bằng cách so sánh những  viên đá, đó là bước then chốt để nhận định vẻ đẹp của chúng. Cách để có sự lựa chọn tốt nhất là không chú ý tới vẻ ngoài của nó nữa mà hãy chọn viên kim cương mà bạn nghĩ là thu hút nhất.

Dây chuyền Platinum
Kim cương giác cắt trái lê 1 viên 1.11ct ( Chưa xử lý )
Kim cương tấm 4 viên

Tên khoáng vật : Diamond
Độ cứng Mohs  :10
Chiết suất :2.417
Tỉ trọng :3.52

Trọng lượng : 0.60 ct
Kích cỡ (mm): L7.5 x W4.6 x D3.01
Chất lượng đá quý ( Chưa xử lý )

Kim cương giác cắt hạt thóc – Marquise( Chưa xử lý )

Posted in Diamond - Kim cương with tags , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 12, 2009 by azamijewelry

Vào năm 1745, Vua Louis 15 của nước Pháp đã phong cho quý bà Pompadour tước vị hầu tước. Những viên kim cương hình chiếc thuyền xuất hiện ở Paris hồi bấy giờ đã được đặt tên “Hạt thóc” với lòng tôn kính Nữ bá tước Pompadour.
Những người thợ cắt kim cương mài dũa những viên kim cương theo hình “Hạt thóc”, hình trái lê hoặc hình ovan từ những nguyên liệu có hình dạng tương tự nhau. Cách làm này nhằm tiết kiệm tối đa nguyên liệu, hoặc cho phép bỏ đi những phần thừa không đẹp của viên đá thô. Cách cắt thay đổi tùy theo kích cỡ của nguyên liệu thô. Ví dụ, một người thợ cắt có thể quyết định cắt tới 2/3 nguyên liệu để làm thành một viên “Hạt thóc” nếu như trọng lượng sau cùng của nó được cho rằng sẽ nhỏ hơn 0,25 cara, còn nếu trọng lượng sau cùng của nó được cho rằng sẽ lớn hơn 0,3 cara, chỉ có một nửa có thể trở thành dạng “Hạt thóc’. Nếu trọng lượng được cho rằng sẽ lớn hơn 2 cara, thì có rất ít dạng “Hạt thóc” được cắt, và người cắt sẽ chọn dạng trái lê để thay thế. So sánh với hồng ngọc và ngọc bích, thường lại có rất nhiều ở dạng hình ovan, thì với kim cương lại có nhiều ở dạng “Hạt thóc”, có lẽ bởi vì cùng một kích thước thì dạng “Hạt thóc” rực rỡ hơn dạng hình ovan.
Viên kim cương “Hạt thóc” trong bức ảnh minh họa ở trang sau là một viên 1,31 cara, với độ hài hòa tuyệt đẹp giữa chiều dài và chiều rộng với tỉ lệ 1,8 và 1. Mặt nổi của nó – điều cốt yếu cho hình dáng – cũng được chế tác công phu, khiến nó trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho những viên đá quý “Hạt thóc”. “Hạt thóc” trông có vẻ như lớn hơn những dạng khác mặc dù cùng trọng lượng, nhưng nếu một viên đá quá sẫm màu hoặc quá nông, hoặc nếu mặt sau của nó quá dài, thì sẽ có một vùng màu sẫm giống hình “nơ con bướm” xuất hiện ở chính giữa viên đá.

Dây chuyền platinum
Kim cương giác cắt hạt thóc (Marquise) 1 viên 0.45ct ( Chưa xử lý )

Tên khoáng vật : Diamond
Độ cứng Mohs  :10
Chiết suất :2.417
Tỉ trọng :3.52

Trọng lượng : 1.31 ct
Kích cỡ (mm): L10.4 x W5.7 x D3.77
Chất lượng đá quý ( Chưa xử lý )

Kim cương giác cắt Emerald ( Chưa xử lý )

Posted in Diamond - Kim cương with tags , , , , , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 12, 2009 by azamijewelry

Chất lượng nguyên liệu thô là đặc biệt quan trọng đối với một viên kim cương dạng emerald đẹp.
Cụm từ “cắt theo dạng emerald” ra đời từ thực tế là những viên emerald từ Colombia được cắt đặc trưng theo dạng này. Những tinh thể emerald Columbia thô hình trụ, hình lục giác là nguồn tạo ra hầu hết các viên đá quyến rũ và ít bị mất trọng lượng nhất khi được cắt theo hình dạng này. Cắt theo dạng emerald là tiêu chuẩn cho emerald Colombia, khi mà dạng tròn và dạng ovan được coi là những dạng đặc biệt.
Trái ngược với điều đó, lại mất nhiều chi phí hơn để cắt kim cương theo dạng hình tròn, theo nhu cầu của thị trường và tính tự nhiên của nguyên liệu kim cương thô. Vì vậy dạng chung của hầu hết kim cương là hình tròn, và tất cả các dạng được ưa thích khác là dạng cạnh. Kim cương thô cắt theo dạng emerald được làm từ từ những nguyên liệu thô có hình dạng khác biệt được cắt theo dạng hình tròn, và nó bị giới hạn bởi chất lượng của nguyên liệu. Cắt theo dạng emerald tăng cường ít nhất là 2% vẻ đẹp so với tất cả những viên kim cương được mài.Với bất kỳ loại đá quý nào thì cũng có một lượng nguyên liệu thô nhất định thích hợp để tạo nên những hình dạng đặc biệt khác thường. Khi mà nhu cầu cho những hình dạng đá khác lạ ngày càng cao, thì nguyên liệu phù hợp hơn cho những hình dạng khác cũng được sử dụng, khiến cho giá cả của sản phẩm tăng cao. Yếu tố chính trong vẻ đẹp của kim cương cắt theo dạng emerald là độ trong suốt của nó và toàn bộ dáng vẻ bề ngoài của nó và chất lượng của tinh thể thô sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ trong suốt.
Những người thợ cắt kim cương nói rằng bạn không thể giấu được những nhược điểm của nguyên liệu thô trong viên kim cương được cắt theo dạng emerald, nhấn mạnh một điều là tại sao những viên được cắt theo dạng emerald đẹp lại yêu cầu chất lượng nguyên liệu cao. Tình huống này có thể so sánh được với việc nấu nướng- không quan trọng bạn có chuẩn bị công thức nấu nướng hay không, bạn không thể làm nên một món ăn ngon lành nếu nguyên liệu không chất lượng.
Bức ảnh trong trang tiếp theo là một viên kim cương được cắt theo dạng emerald 2,02 cara với độ trong suốt cao và tỏa sáng rực rỡ. Phần cao nhất (đỉnh) của viên đá có 3 nấc, và mặc dù nó không thể được nhìn thấy trong bức ảnh, và đáy (phần được bao) có bốn nấc, tất cả được đặt theo hình mẫu thông thường. Không giống như hình tròn và hình bầu dục có thể thể hiện vẻ rực rỡ hơn, dạng cắt theo dạng emerald có đặc trưng là vẻ ngòai nhẹ nhàng và có giá trị.
Dạng cắt theo emerald khá được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản trong suốt những năm 1950. Điều này có thể bởi vì vẻ đẹp kín đáo và sâu sắc của dạng cắt này phù hợp với trang phục Kimono Nhật bản.

Nhẫn Platinum
Kim cương giác cắt Emerald 1 viên 2.03ct ( Chưa xử lý )

Tên khoáng vật : Diamond
Độ cứng Mohs  :10
Chiết suất :2.417
Tỉ trọng :3.52

Trọng lượng: 2.02 ct
Kích cỡ (mm): L90 x W6.6 x D4.00
Chất lượng đá quý ( Chưa xử lý )

San hô hồng ( Chưa xử lý )

Posted in Pink Coral - San hô hồng with tags , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 3, 2009 by azamijewelry

Được hình thành bởi rất nhiều các vi sinh vật biển, mỗi cá thể San hô đều có những đặc điểm riêng của nó mà ko bị trùng lặp. Tại Scottland, người ta cho rằng San hô mang lại vẻ đẹp và sự thành đạt cho các cô gái trẻ.
San hô không hẳn là thực vật cũng không hẳn là khoáng vật, nhưng nó là sản phẩm kết tinh của rất nhiều vi sinh vật sống trong đại dương. Nó bao gồm chủ yếu là canxi cacbonat- cùng thành phần với ngọc trai- và được hình thành rất chậm trong tự nhiên theo thời gian, không có sự tác động của con người. Người ta vẫn nói rằng: San hô có chứa sức mạnh để bảo vệ cho con người chống lại các linh hồn xấu và mang đến một vận mệnh tốt, và nó được sử dụng rộng rãi trong suốt thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Màu đỏ sẫm của San hô đến từ biển Mediterranean đã được giới thiệu tới đất nước Nhật Bản qua “Con đường tơ lụa” trong suốt thời kỳ Nara (710-784 sau công nguyên) và bây giờ nó vẫn được gọi là “Kowatari”, (theo nghĩa đen là “xuyên qua Persia”) ở đó.
Bức ảnh sau giới thiệu một chiễc nhẫn với một viên San hô hồng tuyệt  đẹp, có đường kính đo được là 9mm (0,35 inch), với những viên kim cương chất lượng cao bao quanh. Chuỗi hạt ở bức ảnh tiếp theo là tập hợp của nhiều mảnh San hô đẹp đẽ với màu sắc tương đồng nhau và có rất ít vết rạn hoặc vết vỡ.
Việc thu nhặt San hô quý bắt đầu với việc dùng lưới vây, sau đó được thay thế bằng việc lặn vào khoảng giữa thế kỷ 20. Ngày nay, robot được sử dụng trong những tầng nước sâu dưới đáy đại dương, và môi trường cũng được bảo vệ trong khi việc thu nhặt San hô được tiến hành. Hiệp ước Washington cũng đã sửa đổi việc thu hoạch San hô hexacorallia (San hô mềm), dạng San hô sẽ hình thành nên các vỉa quặng San hô, trong khi nguyên liệu sử dụng trong đồ trang sức là một dạng khác được gọi San hô octocorallia. San hô đen là một dạng của San hô mềm tương tự như San hô hexacorallia.
Vào năm 1868, một lệnh cấm đánh bắt San hô ở Nhật Bản đã được ban hành, và vào thế kỷ 20, việc xuất khẩu San hô tới trung tâm chế biến Mediterranean của Torre de Greco tại miền Nam Italia rất thịnh vượng. Người Nhật bản chuộng San hô đỏ Mediterranean trong nhiều năm, nhưng những thương gia San hô Italia đã đặt tấm nhìn của họ vào vẻ đẹp của San hô màu đỏ nhạt đến từ Nhật Bản. Họ đặc biệt chú ý đến nguyên liệu mà tiếng Nhật gọi là “boke”, một màu hồng nhạt với độ màu ổn định mà bây giờ người ta gọi là “màu da thiên thần”. Để  tránh việc tăng giá, người Italia gọi loại này với cái tên “charbo” (màu phai) hoặc “insignificante” (tẻ nhạt). Và chúng cũng chỉ có thể tán dương bởi khả năng hiểu biết sâu rộng về vẻ đẹp và sự tuyệt hảo của những thương gia Italia này.
San hô rất dễ bị ăn mòn bởi axit như nước chanh và giấm, vào một số cá thể lại có một quy trình đặc biệt để bảo vệ bề mặt của nó. Cũng do vậy, vì San hô ở mức độ  cứng thấp là 3 ½, nó được cất giữ riêng rẽ với các loại đá quý khác. Bí quyết để giữ gìn vẻ đẹp của San hô là lau chùi nó bằng vải mềm sau mỗi lần sử dụng.

Nhẫn vàng
San hô 1 viên ( Chưa xử lý )
Kim cương 18 viên

Tên khoáng vật : Coral
Độ cứng Mohs  :3 1/2
Chiết suất :1.486~1.658
Tỉ trọng :1.35

37 viên Tổng trọng lượng: 74.46g Kích cỡ (mm): 9~13
Chất lượng đá quý ( Chưa xử lý )

Nguồn gốc và màu sắc

San hô octocorallia thường được sử dụng với mục đích làm đá quý, được khai thái từ 3 khu vực chính .Vùng biển Mediterranean, Nhật bản và Thái Lan, Hawaii và Midway. Kích cỡ, màu sắc và chất lượng của nguyên liệu thô thay đổi phong phú giữa các nguồn nguyên liệu. Những khác biệt của môi trường tự nhiên làm cho mỗi dạng san hô có những đặc tính riêng biệt.
– Vùng biển Mediterranean:  Lịch sử của san hô bắt đầu từ san hô của vùng biển Mediterranean. San hô tại vùng biển này thuộc laọi san hô rubrum – 1 loại san hô màu đỏ thấm và có giá trị. Mặc dù sắc độ màu của nó có thể thay đổi, nhưng nó luôn có màu đỏ. Có thể dễ dàng sở hữu loại màu sắc này bởi sự phân phối đều đặn của chúng, nhưng chúng có nhiều kích cỡ và xuất hiện trên thị trường hầu hết dưới dạng những hạt, những viên ngọc tròn, những nút nhỏ. San hô vùng biển Mediterranean trong bức hình cạnh đây là 1 viên san hô đỏ đậm, cũng được biết đến với cái tên “máu bò”.
– Nhật bản và Thái lan: \an hô tại vùng này có những màu sắc như màu đào và màu “làn da thiên thần” có thể được coi như những màu sắc tất yếu của san hô. Ở trên đỉnh, những nhánh thô có thể đạt độ dài 1 met (39 inch) và có thể nặng tới hơn 10 kilogam (22ibs), vượt qua cả san hô từ các vùng khác về phương diện kích cỡ. Nguyên liệu màu trắng và đỏ chiếm phần lớn trong những sắc độ màu, thường được khai thác từ Nhật bản và Thái lan. Từ đầu thế kỷ 20, những san hô này đã được xuất khẩu sang Italy dưới dạng nguyên liệu thô và được sử dụng như 1 thành phần trong trang sức, nhưng chính màu đỏ và hồng với những đường vân đậm làm chúng trở thành 1 nguyên liệu khó sở hữu. Nhiều loại san hô ở Nhật bản và Thái lan đã được tạo nên với kiểu dáng dựa trên việc tận dụng kích cỡ của loại nguyên liệu này.
– Hawaii và Midway:Trong những năm 1960, san hô chất lượng đá quý  đã được tìm thấy tại độ sâu 350 tới 400 met ( 1,150 – 1,300 feet) dưới làn nước của vùng biển bao quanh đảo Midway. San hô màu trắng, màu vàng và màu sắc hỗn hợp tạo nên bởi 2màu trên,cũng như những màu sắc đẹp tương tự màu “làn da thiên thần”, đã được khai thác ở đây. 1số loại san hô đã được khai thác trong làn nước ở độ sâu 2,000 met (6,500 feet). Những mảnh san hô nhỏ từ Hawaii/Midway có màu sẫm, nhưng khi những mảnh này trở nên lớn hơn,chúng có màu hồng và có những đường vân vằn, cuối cùng tạo nên vẻ ngoài với những đốm màu rải rác trên nền hồng ( như được thấy trong bức hình).Những mảnh lớn cũng có xu hướng nứt vỡ ra

Đánh giá chất lượng


Những yếu tố chính để đánh giá chất lượng cho san hô hạt, và những viên ngọc san hô hình tròn là hình dạng, sự xuất hiện của những vết nứt vỡ, và cấp độ màu của những đường vằn. Từ quan điểm về hình dạng, chất lượng của những hạt san hô được đánh giá bởi việc chúng có là một hình cầu hoàn hảo hay không. Mặt khác, đối với những viên ngọc mài tròn, sự cân bằng giữa đường nét hay hình khối, và chiều cao của viên ngọc là những đánh giá quan trọng. Sự xuất hiện của những vết nứt vỡ là một thiếu sót, nhưng không mảnh nào là hoàn toàn không có những đốm màu. Miễn là chúng không làm giảm vẻ đẹp khi nhìn bằng mắt thường, chất lượng có thể được đánh giá dựa trên sự hòa hợp tổng thể của mảnh san hô. Vẻ đẹp mức S trên thang điểm chất lượng thể hiện rằng nguyên liệu đó thật sự rất hiếm. Tốt nhất là nó chiếm chỉ 10 % trong tổng số nguyên liệu chất lượng đá quý, loại mà chỉ lần lượt đại diện chỉ 1 % trong số tất cả các san hô. Những mảnh đạt tới 10 milimet (0.39 inch) đặc biệt rất hiếm. Nói 1 cách nghiêm túc, mỗi mảnh san hô tạo ra bởi thiên nhiên rất khác biệt, mỗi mảnh lại có đặc tính riêng của nó. Nếu những vết nứt vỡ và những đường vằn màu không phải là những khuyết điểm nghiêm trọng, chúng có thể được nghĩ tới như bằng chứng của sự độc đáo của mỗi viên đá. Việc tạo ra một thị trường, nơi một mức độ nứt vỡ được chấp nhận, là sự ưu ái trong thế giới trang sức san hô. Điều quan trọng là những hạt san hô trên chuỗi vòng cổ phải phù hợp với màu sắc, kích cỡ tổng thể, và lỗ khoan để xâu nằm ở chính giữa.

Cách chọn

Tốt nhất là bạn hãy chọn màu sắc với độ đậm mà bạn thích, tùy theo ví tiền của bạn. Hiển nhiên là, chất lượng đá quý luôn được khuyên dùng, nhưng sản lượng của nguyên liệu chất lượng đá quý với đường kính hơn 10 milimet luôn luôn hữu hạn. Những mảnh lớn với màu đỏ sẫm được khai thác với số lượng hữu hạn, và hơn thế nữa thì càng đắt, tuy vậy việc chọn lựa một sắc độ màu nào đó hoàn toàn là phụ thuộc vấn đề sở thích cá nhân. Những màu nhạt, chẳng hạn như màu “ làn da thiên thần” với sắc độ màu 1 đến 2 ,và thang điểm vẻ đẹp S, đã trở nên  phổ biến trong những năm gần đây. Như có thể nói về bất cứ loại đá quý nào, san hô là sản phẩm của tự nhiên, do vậy nên không viên nào là hoàn hảo cả. Hãy luôn nhớ rằng điểm mấu chốt để đánh giá là lựa chọn mảnh mà có vẻ đẹp gây ấn tượng cho bạn. Trị giá của viên san hô hạt 10 milimet (0,39inch) màu hồng, chất lượng trang sức là xấp xỉ US $ 30 cho mỗi mảnh.(2001)

Hổ phách ( Thường xử lý nhiệt )

Posted in Amber - Hổ phách with tags , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , on Tháng Tám 3, 2009 by azamijewelry

Viên ngọc trầm ấm và tao nhã này được sử dụng trong một thời gian dài trong các tràng hạt và bùa may mắn.
Hổ phách là nhựa thông hóa thạch, được định hình khi có nhựa cây tiết ra từ cây cổ được chôn trong lòng đất. Từ “hổ phách” (amber) được xuất phát từ một trừ Ả- rập có nghĩa là “nguyên liệu thơm phức”, và trong tiếng Đức nó được gọi là “viên đá cháy”. Gốc của cụm từ này là do đặc tính của hổ phách – nó tỏa mùi thơm ngát khi ấm và bốc cháy khi bị đốt. Hơn thế, hổ phách càng phát huy vai trò của nó khi bị chà xát, khiến nó có thể hút các phần tử nhỏ và sáng.
Mặt dây chuyền, hạt vòng và cúc áo bằng hổ phách có từ năm 3700 trước công nguyên đã được tìm thấy ở Estonia, và những viên khác từ 2600 năm trước công nguyên cũng đã được tìm thấy ở Ai Cập. Nó cũng là những vật liệu có giá trị được người Cơ-đốc tại Châu Âu cổ dùng làm hạt vòng.
Vào cuối thế kỷ 19, các công ty có tiềm năng và thế lực đã xuất hiện dọc theo bờ biển Baltic. Những nguyên liệu chất lượng thấp, chiếm khoảng gần nửa số lượng sản phẩm sản xuất ra đã được sử dụng như nguyên liệu thô được đánh bóng để che đậy, trong khi những viên hổ phách chất lượng cao được cung cấp chủ yếu cho các thành phố Châu Âu để sử dụng như một loại đá quý.
Thành phố của Vienna nói riêng đã thu thập được khoảng 40% lượng nguyên liệu thô, trở thành trung tâm phụ tùng sản xuất khói như những hộp thuốc lá và các ống điếu. Trung tâm sản xuất hổ phách hiện nay là thành phố Kaliningrad của Nga, gần Ba Lan trên bờ biển Baltic. Kaliningrad kiêu hãnh với hơn 90% tổng sản lượng sản xuất của thế giới và khoảng 5000 người làm công việc khai thác hổ phách.
Trang sức có ngọc hổ phách ẩn chứa ý nghĩa về sự trầm lặng, với đặc tính là thanh lịch và ấm áp. Trong khi kim cương chạm vào thấy lạnh, thì cảm giác với ngọc hổ phách là một cái gì đó như là sự ấm áp, và chuỗi hạt hổ phách lại nhẹ tới mức có lúc bạn thậm chí không nhớ là mình đang đeo nó, Vẻ đẹp của những viên đá này thay đổi tùy theo các yếu tố như là kích thước và độ lớn của viên hổ phách, chất lượng và hình dáng của mỗi hạt, và sự hài hòa của viên đá. Vẻ đẹp của một chuỗi hạt được chụp trong bức ảnh ở trang sau nổi bật bởi sự kết hợp các màu sắc và sự xếp đặt các cạnh rất đặc biệt.
Bởi vì ngọc hổ phách là nhựa thông dễ bắt cháy nên trong thời gian nó hình thành, có những  “miếng ngọc côn trùng”, tức là khi có những con sâu bọ tiền sử bị chìm trong đó vẫn còn sống và bị hóa thạch cùng với ngọc hổ phách, thỉnh thoảng cũng được tìm thấy.
Cùng với thời gian, màu vàng của ngọc hổ phách cũng có thể bị sẫm lại, hoặc nó có thể trở thành màu hơi đỏ. Khi nhiệt độ thay đổi, sẽ khiến cho hình thù của ngọc hổ phách cũng thay đổi theo.

Mặt dây vàng
Hổ phách 1 viên 0.37g ( Đã xử lý nhiệt )
Kim cương 1 viên

Tên khoáng vật : Amber
Độ cứng Mohs :2~21/2
Chiết suất  :1.540
Tỉ trọng :1.08

39 viên tổng trọng lượng : 50.59g
Chất lượng đá quý ( Đã xử lý )

Nguồn gốc

Hổ phách được vùi tại những nơi có độ sâu không nhiều dưới bề mặt trái đất, do vậy có thể ước lượng được sơ qua những nguồn dự trữ. Ước lượng hai phần ba lượng hổ phách trên thế giới nằm dọc bờ biển Baltic ở Estonia, Latvia, Lithuania, Poland, Đức, và Đan Mạch. Khoảng 40 triệu năm trước, số lượng lớn nhựa thông có nguồn gốc  từ những khu rừng rậm của Scandinavian Peninsula hiển nhiên được vận chuyển bằng đường thủy tới vùng Baltic, hổ phách cũng được tìm thấy ở Cộng hòa Dominican và ở Kuji, quận Iwate, Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay vùng Baltic đang chiếm hơn 90% sản lượng hổ phách.

amber
– Nguyên liệu thô có kích thước rất đa dạng, từ vài milimet tới hàng chục centimet (khoảng từ 1 phần nhỏ của 1 inch tới hơn 1 foot). Khoảng 70% hổ phách được cắt thành hạt cho dây chuyền, trong khi đó, phần còn lại được làm thành ngọc cabochon (cắt tròn) và những viên chạm trổ.
– Những viên từ Baroque có bề mặt được chế tác một cách đơn giản thì không đạt chất lượng trang sức. Những mảnh nhỏ hơn sẽ được chế tác và sử dụng trong dây chuyền, trong khi những mảnh từ 3 tới 4 centimet (khoảng 1 tới 11/2 inch) sẽ được sử dụng như những mảnh bùa nhỏ, những vật đem lại may mắn mà luôn được mang trong ví của ai đó.
Hình dáng điển hình của hạt là hình tròn, cũng như hình khối và hình olive như trong bức hình bên. Phần đỉnh của 3 hạt với màu sữa chỉ ta màu sắc của hổ phách khi chúng xuất hiện trong tự nhiên. Phần đáy 4 viên có độ trong suốt được tạo ra bới việc xử lý nhiệt. Ngoài dây chuyền, hổ phách còn được sử dụng trong những đồ vật mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng như chuỗi tràng hạt và chuỗi hạt cầu nguyện. Khoảng 15 đến 20 % hố phách thì SÁNG TRONG (trong suốt) ở trạng thái tự nhiên. Nguyên liệu MỜ ĐỤC (độ trong suốt kép) với sắc độ màu 3, khi được xử lý nhiệt ở lò trong khoảng 2 tới 3 tháng ở nhiệt độ 30 tới 120 độ C (từ 86 tới 248 độ F), thậm chí trở nên kém trong suốt hơn, và chuyển đổi tới trạng thái MỜ ĐỤC -2 hoặc -4. Nếu cùng là nguyên liệu MỜ ĐỤC-3 được xử lý trong lò áp suất trong 1 khoảng thời gian ngắn, chúng sẽ trở thành trạng thái SÁNG TRONG-2. Đem những nguyên liệu SÁNG TRONG-2 ấy và xử lý nhiệt trong lò để làm bề mặt của chúng sẫm hơn, sẽ tạo nên sản phẩm với trạng thái SÁNG TRONG-3,-4 và -5. Nguyên liệu MỜ ĐỤC-2 và -4 được gọi là “màu cũ”. Còn MỜ ĐỤC -1 được gọi là “trắng”. Hơn nữa, nguyên liệu SÁNG TRONG -2 được gọi là màu chanh. Màu MỜ ĐỤC -3 thường được nhắc tới như màu hổ phách.

Đánh giá chất lượng

Khoảng 95% hổ phách trên thị trường là nguyên liệu chất lượng cao. Chúng ta hoàn toàn có thể chọn 1 viên hổ phách có hình dáng và màu sắc đẹp từ 1 chuỗi hổ phách đa dạng phong phú- điều rất khó để có thể có đối với những đá quý khác. Màu sắc chính của hổ phách là màu hổ phách cổ điển và màu rược cognac. Những viên màu vàng chanh trong suốt gần đây cũng trở nên phổ biến. Bởi không viên nào có giá đắt hơn những viên khác, nên chúng có thể được chọn lựa tùy theo sở thích cá nhân. Việc chọn những viên đá mà bên trong trong suốt hay có hiệu ứng lấp lánh rực rỡ cũng là vấn đề thuộc sở thích cá nhân. Nhiều người thường ưa thích những viên hổ phách lấp lánh rực rỡ-như những nguyên liệu mang nhiều tính chất tự nhiên hơn.

amber 2

Cách chọn

Sở thích về hổ phách rất đa dạng, tùy thuộc vào từng quốc gia. Theo những người thợ cắt hổ phách, hổ phách màu trắng và màu “cũ” được bán nhiều ở những quốc gia Arab, màu cognac bán nhiều ở Đức, và màu chanh bán nhiều ở Nhật. Ngoài những mảnh hổ phách không hấp dẫn ra, thì chọn mảnh hổ phách phù hợp với sở thích và phong cách cá nhân của bạn là việc quan trọng. Tùy theo kích cỡ, vòng cổ chất lượng cao có thể trao đổi tại mức giá bán lẻ trong khoảng từ $100 tới $2,000. Một chiếc vòng cổ có giá dưới $50 thì thường thuộc chất lượng thấp. Nhiều mặt hàng phụ trang khác được làm từ polymer và thủy tinh nhân tạo mô phỏng hổ phách, nhưng đó chỉ là những sản phẩm do con người tạo ra bằng cách nung chúng và đổ vào một chiếc khuôn. Về bản chất, chúng khá khác biệt so với hổ phách được tạo ra từ thiên nhiên từ hàng triệu năm trước, và được chế tác một cách cẩn thận bởi bàn tay con người để đem lại vẻ tuyệt đẹp. Viên hổ phách đẹp là viên đá quý xứng đáng được sử dụng trong trang sức. Giá trị của viên hổ phách 10 milimet (0,39 inch), chất lượng trang sức là xấp xỉ US $ 7 mỗi viên (2001).